Kết quả tìm kiếm cho "chân núi Dài"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 3067
Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng. Nhưng lạ thay, hòn đá lăn thẳng xuống dốc mà không hề va chạm hay trúng bất cứ ai. Người dân nơi đây lấy hòn đá đó tạo ra những sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày, như: Cối giã gạo, cối xay bột, trụ đá dùng dựng nhà hoặc cột nhà…
Tối 22/11, tại Công trường Trưng Nữ Vương, phường Mỹ Long, (TP. Long Xuyên, An Giang), Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch An Giang tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng 192 năm Ngày truyền thống tỉnh An Giang (22/11/1832- 22/11/2024), có chủ đề: “Một thoáng Thất Sơn”.
Thực tiễn đã khẳng định, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, đại đoàn kết là nguồn sức mạnh, nhân tố ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để phát tán thông tin có nội dung quan điểm sai trái, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo nên sự mơ hồ, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng; tác động tiêu cực đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Núi Dài Năm Giếng (TX. Tịnh Biên) còn khá hoang sơ, là ngọn núi nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ, được du khách xa gần biết đến. Giờ đây, đường sá lên núi dễ dàng, lữ khách chạy rong ruổi một mạch tới tận đỉnh.
Đỉnh Hòn Bà, mũi cực Đông, suối Thạch Lâm,... chắc chắn là những địa điểm mà bạn không thể bỏ qua khi du ngoạn Khánh Hòa dịp cuối tuần.
Là một trong 74 huyện nghèo của cả nước giai đoạn 2021 - 2025, huyện Tri Tôn có gần 34% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer sinh sống. Những năm qua, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (LHTN) huyện, Huyện đoàn Tri Tôn và các xã, thị trấn hỗ trợ thanh niên DTTS Khmer khởi nghiệp thành công.
Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự gặp mặt và phát biểu chỉ đạo. Báo Tin tức trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sáng 18/11, Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile và Cộng hoà Peru, cũng như tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình dương (APEC) 2024.
Những ngày này, từ cánh đồng chân núi Ba Thê hay xã Vọng Đông (huyện Thoại Sơn) đến mảnh ruộng trải dài bạt ngàn cặp bờ kênh xã Tân Tuyến (huyện Tri Tôn) đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp không khí cười nói rôm rả của nông dân và thương lái.
Năm 2024, hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. Trong đó, nổi bật là việc triển khai đa dạng mô hình hỗ trợ, tăng cường ứng dụng công nghệ số vào hoạt động chuyên môn.
Ngày 14/11, trên vùng đất địa đầu biên giới Tây Nam, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) và Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”. Đây là sự kiện chính trị, lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.